Thực hiện Tổ nghề sân khấu

Một mâm cúng giỗ tổ nghề

Nhà hát Cải lương Việt Nam đã tổ chức lễ giỗ tổ trong nhiều năm. Đôi khi các sân khấu, đơn vị nghệ thuật tổ chức lễ giỗ Tổ tập trung trong 3 ngày 11, 12 và 13 tháng 8 âm lịch.[11] Hàng năm, mỗi khi đến ngày 12 tháng 8 âm lịch, nhà hát này lại trang trí lộng lẫy, nghệ sĩ tụ họp đông đúc. Lãnh đạo nhà hát rước bài vị tổ nghề từ phòng thờ xuống, đặt ở sân khấu nhà hát, tổ chức dâng hương và làm lễ tế. Tiếp theo đó là chương trình biểu diễn những tiết mục nghệ thuật dâng lên tổ nghề. Cuối cùng, ban lãnh đạo, các nghệ sĩ có tên tuổi, cán bộ nhà hát đã nghỉ hưu cùng các khách mời và khán giả yêu nghệ thuật cải lương tiến hành thụ lộc và biểu diễn giao lưu nghệ thuật.[12]

Các tổ chức lớn của nhà nước ở địa phương như Sở Văn hóa và Thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cũng đã từng đứng ra tổ chức hoặc viếng thăm, gặp với các văn nghệ sĩ trong ngày họ tổ chức giỗ lễ tổ nghề.[13][14] Ngoài ra, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã coi ngày tổ chức giỗ lễ như một liên hoan sân khấu mang tính giao lưu văn hoá, giúp đỡ nghệ sĩ khó khăn và để khen thưởng các tác phẩm sân khấu hàng năm.[15][16]

Trong ngày giỗ tổ sân khấu hằng năm, nghệ sĩ thường cúng hoa quả, thịt gà, lợn quay... Riêng heo cúng, sau khi dâng lên tổ thì phần lưỡi sẽ được chia ra mỗi người một miếng ăn để "lấy giọng".[8]

Tại nhà riêng, nhiều nghệ sĩ cũng đặt bàn thờ tổ để bày tỏ lòng thành kính của mình.[8] Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, lễ giỗ tổ nghề sân khấu được tổ chức đơn giản hơn và các nghệ sĩ thường có xu hướng tổ chức giỗ lễ ở nhà nhiều hơn.[5][17][18]

Liên quan

Tổ Tổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng thống Hoa Kỳ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổng cục Kỹ thuật, Quân đội nhân dân Việt Nam Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ chức Thương mại Thế giới Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Tổn thất nhân mạng trong Chiến tranh Việt Nam Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Việt Nam)